Lý dịch trong dịch lý Việt Nam Dịch_lý

Bài chi tiết: Dịch lý Việt Nam

Từ thập niên 60, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam như GS Lương Kim Định, GS Hà Văn Tấn,... đã phát triển Dịch lý Việt Nam và coi đó như "sản phẩm sáng tạo của nền văn hiến Âu Lạc".

  • Thời Thượng cổ: GS Hà Văn Tấn đã chứng minh rằng văn hóa Đông Sơn là sự tiếp tục phát triển lên từ một chuỗi các văn hóa Tiền-Đông Sơn, mới được các nhà khảo cổ học Việt Nam khám phá [2]. Trước văn hóa Đông Sơn là văn hóa Gò Mun. Trước văn hóa Gò Mun là văn hóa Đồng Đậu. Trước văn hóa Đồng Đậu là văn hóa Phùng Nguyên. Ông kết luận "trống đồng là một sáng tạo tuyệt vời và độc đáo của chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Trống đồng đánh dấu một giai đoạn nở rộ của văn minh Sông Hồng. Một bước nhảy vọt đã được thực hiện trong đời sống vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt. (...) Trống đồng ra đời là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của nhiều yếu tố vật chất và tinh thần đã cấu thành nền văn minh Sông Hồng."[cần dẫn nguồn] Một số người khác cũng cho rằng trống đồng Đông Sơn, Lũng Cú...mang nhiều hình ảnh và ý nghĩa của Lý dịch[3].
  • Theo Lê Văn Ngữ, một Nho sĩ cuối đời nhà Nguyễn[4] thì ông đã dám phê bình Chu Hi và các Nho gia từ bao đời trước. Tuy nhiên ông thận trọng không tấn công các thánh hiền Trung Quốc và giáo huấn của các ngài, mà ông chỉ chê trách các Nho sĩ sau này đã làm hỏng đi cái học chân nguyên của Nho giáo.
  • Theo thạc sĩ Trần Mạnh Linh, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Kinh dịch (thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á Việt Nam): Kinh Dịch đã du nhập vào VN từ lâu lắm rồi[5]. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng từ những năm ngay sau Công nguyên, ở VN đã manh nha xuất hiện bộ môn này. Dịch học nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật. Nội dung Kinh dịch rất phong phú, phạm vi đề cập rất rộng, gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Kinh Dịch cũng là khởi nguồn của khoa học thông tin. Hàng ngàn năm qua, Kinh Dịch tồn tại và được khẳng định như một phần cơ bản của văn hóa phương Đông. Từ hơn 40 năm nay, Tổ chức UNESCO đã công nhận và đưa ra thành ngành Dịch học. Từ nhiều năm nay, những người ham mê nghiên cứu Kinh Dịch vẫn thường tập hợp trong một số Câu lạc bộ (CLB) như Hội dịch học (thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội) hay CLB Thăng Long... Trên cơ sở hơn 200 hội viên của Hội dịch học, tổ chức lại thành trung tâm này với hy vọng hướng tới những nghiên cứu cặn kẽ hơn. Từ mục đích nghiên cứu, sẽ mở rộng sang những hoạt động khác như tổ chức hội thảo về Kinh dịch, giao lưu học hỏi với các tổ chức Dịch học ngoài nước, tìm kiếm những ứng dụng của Dịch học vào thực tế cũng như mở lớp đào tạo mang tính phổ cập. Ứng dụng, đưa Kinh Dịch vào đời sống có hiệu quả. Hiện chưa cơ sở đào tạo chuyên sâu nhưng một số trường Đại học của Việt Nam cũng đã sử dụng một phần nội dung của Dịch học trong khâu giảng dạy. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội dành 45 tiết học về Kinh Dịch trong phần chiến lược về nhân sự và lý thuyết quản trị kinh doanh (Mai hoa dịch số - PV). Còn trường Đại học kiến trúc cũng có một số tiết học, giúp sinh viên làm quen với các khái niệm về thuật phong thủy, địa lý... trong Dịch học. Hiện nay, Kinh dịch đã được đưa vào chương trình đào tạo từ thạc sĩ triết học trở lên rồi.
  • Theo Hội dịch lý Việt Nam thành lập năm 1965 tại Sài Gòn, Hội này đã đưa ra một Lý thuyết Lý Dịch dành choDịch lý Việt Nam khác hẳn với Lý Dịch Trung Hoa và hoàn toàn độc lập, hoàn toàn do người Việt sáng tạo ra sau khi Đạt Lý nhờ Chiêm nghiện những Hình Đồ Vô Tự và đã viết ra những Bộ Sách như: Văn minh dịch lý Việt Nam, Thiên nhiên xã hội học, Việt Nam dịch lý khai nguyên, Dịch y đạo, Việt dịch chính tông v.v.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dịch_lý http://www.ichingoracle.com/institute.php http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/dichho... http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdic... http://www.kheper.net/topics/I_Ching/IChing_and_dn... http://www.kheper.net/topics/Kabbalah/numerology-S... http://www.republicanchina.org/prehistory.htm http://www.acupuncturist.co.uk/033%20Binary%20Numb... http://www.yijing.co.uk/downloads/Taiwan.ppt http://dantri.com.vn/Sukien/phongsu/Ky-cuoi-Theo-d... http://www.nld.com.vn/tintuc/khoa-hoc/121131.asp